Cách sử sụng nồi chiên không dầu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sức khỏe

Sức khoẻ   •   Thứ sáu, 14/05/2021, 11:00 AM

Cách sử sụng nồi chiên không dầu dù đơn giản nhưng cũng có một vài điểm mà người sử dụng hay lãng quên và bỏ qua dẫn đến hỏng nồi, hỏng món ăn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các loại nồi chiên không dầu

Nồi chiên không dầu có nhiều loại theo các tiêu chí phân loại khác nhau.

Phân loại theo tiêu chí công nghệ:

Nồi chiên không dầu được chia thành 2 loại: Loại cơ và loại điện tử. Nồi chiên không dầu loại cơ là loại điều khiển bằng nút xoay để người sử dụng dùng tay xoay hẹn giờ. Nồi chiên không dầu loại điện tử là loại điều khiển bằng nút bấm hẹn giờ điện tử. Về mặt nguyên lý hoạt động thì cả 2 loại nồi đều như nhau chỉ khác về cách điều khiển mà thôi. Do có núm xoay điều khiển bằng tay nên phân biệt 2 loại nồi chiên này khá dễ dàng.

Lời khuyên: Dùng loại nội chiên không dầu điện tử thì hiện đại hơn, đẹp hơn nhưng nồi chiên không dầu loại cơ thì giá thành rẻ hơn khá nhiều đồng thời cũng được cho là bền hơn.

cach su dung noi chien khong dau an toan voi cau tao cua noi chien khong dau

Phân loại theo tiêu chí dung tích chứa:

Có nhiều loại nồi chiên không dầu với dung tích chứa khác nhau. Nếu gia đình đông người, hay tổ chức ăn uống thì nên mua loại nồi to, gia đình ít người thì nên mua loại nồi nhỏ để vừa rẻ hơn lại tiêu thụ điện năng ít hơn.

Dung tích chứa của nồi chiên không dầu phổ biến nhất là loại 3 lít và loại 5 lít. Như hình mô hình ước tính tại các siêu thị điện máy để người tiêu dùng dễ hình dung thì: Nồi chiên không dầu dung tích 3 lít có thể chứa được con gà dưới 8 lạng -1kg. Nồi chiên không dầu dung tích 5 lít thì có thể chứa được con gà 1,5kg.

Phân loại theo nhãn hiệu hàng hóa

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nồi chiên không dầu. Xin được liệt kê ra các hãng nồi chiên không dầu phổ biến hiện nay: Nồi chiên không dầu Lock&Lock; Nồi chiên không dầu BlueStone; Nồi chiên không dầu Philips; Nồi chiên không dầu Rapido; Nồi chiên không dầu Bear; Nồi chiên không dầu Sunhouse...

Với các loại nồi chiên không dầu này, về cơ chế sẽ hoạt động giống nhau. Để so sánh chúng ta nên quan tâm đến các chỉ số của nồi: Sơn, thép loại gì, công nghệ nào, tiêu thụ điện năng, giá cả.

Cấu tạo của nồi chiên không dầu

Nồi chiên không dầu có cấu tạo gồm 3 bộ phận.

- Phần nửa trên tạo nhiệt:  Chứa bộ phận đốt nóng (hay còn gọi là dây mayso) và quạt luân chuyển luồng hơi nóng đều khắp bề mặt thực phẩm.

- Phần nửa dưới:  Gồm khay chiên và rá chiên được phủ một lớp vật liệu chống dính. Đối với những dòng sản phẩm thuộc phân khúc giá tầm trung trở lên, khay chiên và giá chiên được thiết kế tách rời, giúp phần dầu mỡ dễ dàng bị lượt bỏ mà không ngấm ngược lại vào thực phẩm. Đối với những dòng sản phẩm giá rẻ, hai bộ phận này thường được thiết kế dính liền, việc chùi rửa cũng sẽ khó khăn hơn.

- Phần vỏ bao bọc lấy toàn bộ nồi: Có chức năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và còn có tính thẫm mĩ cao.

Cách sử dụng nồi chiên không dầu

Mua và lắp ráp nồi chiên không dầu (rất đơn giản) xong thì bạn hãy cắm điện và thực hiện các bước sau:

cach su dung noi chien khong dau co loi cho suc khoe

Bước 1: Kéo cẩn thận nồi đựng thức ăn ra khỏi thiết bị.

Bước 2: Cho nguyên liệu vào giỏ. Không cho nguyên liệu vào giỏ quá mức tối đa (MAX) hoặc vượt quá lượng nguyên liệu, vì như vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả cuối cùng.

Bước 3: Đưa nồi trượt trở lại vào thiết bị. Không sử dụng nồi mà không có giỏ trong đó. Chú ý: Không chạm vào nồi trong khi và sau khi sử dụng, vì nồi rất nóng. Chỉ giữ nồi bằng tay cầm.

Bước 4: Đặt nhiệt độ đến nhiệt độ được yêu cầu. Nếu bạn muốn chế biến nhiều loại nguyên liệu cùng lúc, hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra thời gian chế biến và nhiệt độ được yêu cầu cho các loại nguyên liệu khác nhau trước khi bắt đầu chế biến các loại nguyên liệu này đồng thời. 

Bước 5: Xác định thời gian chế biến được yêu cầu cho nguyên liệu và hẹn giờ.

Chú ý: Một số nguyên liệu yêu cầu đảo/lật/lắc giữa chừng trong khoảng thời gian chế biến. Để thực nguyên liệu, bạn kéo nồi ra khỏi thiết bị bằng tay cầm và đảo/lật/lắc nồi. Sau đó đưa nồi trượt trở lại vào thiết bị. Cẩn thận không chạm vào nút tháo giỏ trong khi thực hiện. Bạn yên tâm cứ việc kéo nồi ra vì khi đó cảm biến điện tử sẽ tự động cho bộ phận mayso tạm dừng. Khi bạn đóng lại thì nồi chiên không dầu mới quay tiếp.

Ngoài ra khi chế biến món ăn, bạn có thể nhìn hướng dẫn thường được in trên nồi để có được ước lượng thời gian - nhiệt độ giúp món ăn chín ngon, không bị cháy.

Cuối cùng, sau khi chế biến thực phẩm nhớ vệ sinh sạch sẽ nồi chiên không dầu rồi cất đi.

Cách dùng nồi chiên không dầu có lợi cho sức khỏe

Trả lời trên báo Tuổi trẻ,  TS Hoàng Minh Nam - nguyên trưởng khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), nguyên lý chung của hầu hết nồi chiên không dầu là chiên bằng chân không, sử dụng công nghệ Rapid Air. 

Theo đó, nồi chiên không dầu có bộ phận phát nhiệt tạo luồng nhiệt nóng, đi kèm hệ thống quạt với công suất cao giúp luồng không khí được luân chuyển nhanh, mạnh đến mức có thể xâm nhập vào bên trong thực phẩm, khiến thực phẩm chín, có tính chất giòn giống như cách chiên rán truyền thống.

cach che bien mon an bang noi chien khong dau

Trong các nghiên cứu trên thế giới, nồi chiên không dầu sẽ hạn chế sự hình thành các độc chất, giảm mạnh lượng chất béo so với chiên ngập dầu.

Ví dụ 100 gam ức gà chiên bằng nồi chiên không dầu chỉ chứa 0,39 gram mỡ, còn chiên trong dầu chứa đến 13,2 gram mỡ. 

Bà nội trợ sẽ ít bị dầu bắn vào người, ít bị bỏng khi dùng nồi chiên không dầu. Cách chiên này cũng giúp giảm thiểu chất độc acrylamide - hình thành sau quá trình chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang và nướng.

Tuy vậy, người dùng cần lưu ý sử dụng nồi chiên không dầu đúng cách để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bởi vì như tất cả các cách làm chín thực phẩm ở nhiệt độ cao, chiên thực phẩm trong nồi chiên không dầu cũng có nguy cơ tạo ra các chất độc hại (khi nấu thịt) như polycyclic aromatic hydrocarbons và heterocyclic amines. 

Nồi chiên không dầu cũng có thể sinh ra độc chất acrylamide khi nấu các thực phẩm có nguồn gốc tinh bột với nhiệt độ cao, thời gian dài. Các hợp chất này đều có nguy cơ gây ung thư.

TS Hoàng Minh Nam cho biết để đảm bảo an toàn sức khỏe, khi sử dụng nồi chiên không dầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Cắt lát thực phẩm thật mỏng để hạn chế thời gian chiên trong nồi chiên không dầu.

- Sử dụng nồi chiên trong thời gian ngắn nhất có thể, chỉ giới hạn trong vòng 5-10 phút.

- Nhiệt độ sử dụng cần giảm xuống dưới 200 độ C.

Khi giảm thời gian và nhiệt độ nấu, thực phẩm sẽ ít bị biến tính hơn, vì thế an toàn hơn cho người sử dụng.

Ông Nam cũng khuyến cáo thực phẩm chiên (dù làm chín bằng nồi chiên không dầu) luôn không tốt bằng những loại thực phẩm chế biến bằng luộc, hấp, do đó không nên sử dụng thường xuyên.

Lưu ý gì khi dùng nồi chiên không dầu?

TTO - Nồi chiên không dầu (air fryer) có quạt đối lưu sử dụng khí nóng để làm chín thực phẩm, giảm 70 - 80% lượng dầu khi sử dụng nồi chiên bình thường.

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề
Viêm loét dạ dày và những điều cần phải biết về viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày và những điều cần phải biết về viêm loét dạ dày

Sức khoẻ   •   07.12.2023
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày, nhưng thường gặp nhất là ở vùng thượng vị, ngay dưới xương ức.
Ngộ độc thực phẩm là gì và ngộ độc thực phẩm nguy hiểm không?

Ngộ độc thực phẩm là gì và ngộ độc thực phẩm nguy hiểm không?

Sức khoẻ   •   07.12.2023
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ra ngộ độc, thức ăn bị ôi thiu. Các tác nhân ngộ độc có thể gây hại cho cơ thể.
Mất cảm giác ngon miệng có phải là bệnh?

Mất cảm giác ngon miệng có phải là bệnh?

Sức khoẻ   •   06.12.2023
Mất cảm giác ngon miệng hay chán ăn là tình trạng giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Nôn nao và ợ nóng là triệu chứng bệnh gì

Nôn nao và ợ nóng là triệu chứng bệnh gì

Sức khoẻ   •   06.12.2023
Nôn nao và ợ nóng là hai triệu chứng phổ biến ở đường tiêu hóa. Chúng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị nôn nao hoặc ợ nóng thường xuyên, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp.
Cảm giác chóng mặt hoặc buồn ngủ là biểu hiện của bệnh gì

Cảm giác chóng mặt hoặc buồn ngủ là biểu hiện của bệnh gì

Sức khoẻ   •   06.12.2023
Cảm giác chóng mặt hoặc buồn ngủ là những triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Chóng mặt là cảm giác lâng lâng, quay cuồng, mất thăng bằng. Buồn ngủ là cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải. Cả hai cảm giác này đều có thể gây nguy hiểm.
Buồn nôn và nôn có nguy hiểm không

Buồn nôn và nôn có nguy hiểm không

Sức khoẻ   •   05.12.2023
Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng và cổ họng, khiến người bệnh có cảm giác muốn nôn ra. Nôn là quá trình tống các chất trong dạ dày ra ngoài.