Củ sắn mọc mầm có ăn được không?

  •   Thứ năm, 29/03/2018, 12:40 PM

Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Củ sắn hay còn được gọi là khoai mì, là món ăn rất giàu dinh dưỡng và quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, củ sắn mọc mầm lại có chứa độc tố có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Củ sắn đối với sức khỏe

Củ sắn là loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, do vậy chúng thường được sử dụng để làm  bánh khoai mì, bánh tằm… Ngoài ra, củ sắn cũng thường được dùng làm mạch nha, rượu và nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp như làm chất kết dính, giấy,dệt…

Về giá trị dinh dưỡng, loại củ này không hề thua kém các củ khác như khoai môn, khoai lang, khoai tây…

cu san moc mam co an duoc khong

Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Sắn vừa là món ăn bổ dưỡng, lại là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả

Trong củ sắn có chứa nhiều năng lượng, vitamin C và thành phần cacbonhydrate. Do vậy ăn sắn có thể cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, lượng kali và chất xơ cao nên loại củ này rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Do có nhiều loại, nhiều giống nên sắn được trồng ở nhiều vùng khác nhau. Tuy vào giống, thời vụ, thời gian trồng... mà  lượng tinh bột, đường, đạm, vitamin và chất khoáng sẽ có sự thay đổi và không hề đồng nhất.

Đặc biệt, trong củ sắn và lá sắn có chứa một lượng đáng kể độc tố acid cyanhydric (HCN). Tùy theo loại sắn mà lượng độc tố sẽ nhiều hay ít, những loại chứa nhiều nhất đó là sắn đắng, sắn cao sản. còn ở sắn ngọt thì có vị ngon và ít HCN hơn.

Công dụng chữa bệnh của sắn

Sắn không chỉ là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mà chúng còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

- Chữa ung nhọt Abcès: Dùng tinh bột khoai mì đắp lên làm chín mùi những ung nhọt ( abcès).

- Chữa đau bụng: Dùng 1 muỗng bột mì tinh khô, hòa tan trong một tách nước cà phê.

- Chống cảm xúc mạnh: Pha trộn một muỗng cà phê tinh bột mì khô trong một tách nước. Thêm vào một muỗng nước si-rô đường mía và uống nhấp giọt từ từ.

- Chống viêm sưng ruột: Đun sôi 50 g tinh bột mì trong 1/2 lít nước. Dùng cho trẻ em, giảm tĩ lệ 1/4 đến 3 tuổi và phân nửa giữa 3 đến 4 tuổi.

- Chữa tinh trùng không đủ: Chống sự thiếu tinh trùng, dùng mỗi đêm một muỗng tinh bột đặc trộn ngọt với mật ong.

- Phòng ngừa, chữa viêm đau tinh hoàn: Để trong một túi nhỏ một ít bột mì thêm một ít giấm đặt nơi đau ở dịch hoàn thoa thêm một lớp dầu ricine ( dầu cây thầu dầu ). Tưới thêm giấm trên túi bột trong ngày.

Củ sắn mọc mầm có ăn được không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắn mọc mầm không ăn được do chúng đã tự sinh ra độc tố. Khi củ sắn mọc mầm, chúng sẽ tự sinh ra một chất độc đặc biệt để bảo vệ cây non khỏi những con côn trùng, sâu phá hoại.

Những chất độc này rất độc hại và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu vô tình ăn phải.

Nếu bị ngộ độc do sắn mọc mầm, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

cu san moc mam co an duoc khong 1

Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra độc tố có thể gây ngộ độc, nguy hiểm có con người nếu ăn phải

Theo các chuyên gia, củ sắn cũng không được khuyến cáo với các đối tượng như bà bầu, trẻ em dưới 3 tuổi.

Việc ăn sắn vào buổi tối cũng nên hạn chế bởi các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ khó phát hiện và xử lý kịp thời.

Trong lúc ăn sắn, nếu thấy hơi đắng thì nên bỏ ngày. Do sắn càng đắng thì nguy cơ nhiễm độc càng cao.

Sắn nướng là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc, bởi vậy khi chế biến sắn, hạn chế cách này để sử dụng.

Nếu luộc sắn, nên bóc vỏ trước khi nấu, ngâm sắn từ 1 đến 2 ngày rồi mới nấu.

Trong quá trình nấu hãy mở nắp nồi để HCN được bốc hơi ra ngoài. Cắt thành những lát mỏng và phơi khô có thể giúp bảo quản sắn trong thời gian dài vừa giúp làm giảm bớt chất độc.

icon Củ sắn mọc mầm có ăn được không?,củ sắn,củ khoai mì,độc tố

Tổng hợp