Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm

  •   Thứ năm, 24/05/2018, 20:44 PM

Tôm là món ăn nhiều người yêu thích bởi thực phẩm này giàu dinh dưỡng lại rất thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên có những lầm tưởng mà rất nhiều người mắc phải khi ăn và chế biến, gây hại cho sức khỏe.

Tôm được biết đến là một thực phẩm bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đây là loài động vật có hàm lượng protein cao, giàu canxi, acid béo và khác khoáng chất khác.

Ngoài ra tôm còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, giúp củng cố hệ xương khớp. Mặc dù rất quen thuộc trong các bữa ăn, nhưng nhiều người vẫn có không ít lầm tưởng về món ăn này.

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm 

  • Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi

Sự thật là : Vỏ tôm chỉ chứa rất ít canxi, vỏ tôm cứng là do có thành phần chính là Kitin ( Chitin), đặc trưng của loại giáp xác. Thịt tôm (ở cả chân và càng) mới là nơi chứa nhiều canxi nhất.

Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ việc ăn vỏ tôm có thể bị hóc hoặc chướng bụng đầy hơi cho không thể tiêu hóa.

  • Cố gắng ăn thật nhiều tôm

Nhiều người cho rằng vì tôm là thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng không biết rằng các chất có trong tôm như đạm, canxi, acid béo,…lại có thể gây tình trạng rối loại tiêu hóa, khó tiêu hoặc nặng hơn là tiêu chảy ( táo bón), nếu như được nạp quá nhiều vào cơ thể.

Theo bác sĩ dinh dưỡng, khẩu phẩn ăn của người lớn là 100g tôm/ngày và trẻ em dưới 4 tháng chỉ nên ăn 20-50g/ngày.

nhung sai lam thuong gap khi an tom

Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm. Ăn nhiều tôm sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa

  • Ăn gỏi tôm sống sẽ càng nhiều dinh dưỡng

Tôm và giun sán là đối tác cộng sinh thân thiết, khi ăn tái sống hay các món gỏi từ tôm có thể khiến cơ thể bị nhiễm giun, sán, kí sinh trùng từ tôm. Đặc biệt cần lưu ý không cho trẻ em ăn các đồ tái sống từ tôm vì hệ tiêu hóa của trẻ còn kém.

  • Ăn mắt tôm để bổ mắt, tráng dương

Quan điểm đã ăn sâu vào ý thức của nhiều người đó là “ ăn gì bổ nấy”, việc ăn mắt tôm sẽ giúp mắt sáng hoặc có tác dụng tăng cường thể lực nam giới. Thực tế thì ngược lại, chưa hề có nghiên cứu nào chứng mình rằng mắt tôm có các thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện thị lực hay sinh lực cả.

Cần lưu ý rằng khi bị đau mắt đỏ mà ăn tôm sẽ khiến cho bệnh trở nặng, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

  • Ăn tôm cùng với các loại hoa quả chua ( chưa nhiều vitamin C )

Đây là cách ăn sai lầm có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng vẫn được nhiều người sử dụng. Trong tôm có thành phần độc tố mà khi kết hợp với Vitamin C sẽ tạo thành asen 3 ( thạch tín), chất độc nguy hiểm cho cơ thể người.

Vậy nên không nên nấu chung tôm cùng với các loại rau, củ quả chứa nhiều Vitamin C. Nếu muốn ăn quả chua thì hãy đợi 4 tiếng sau khi ăn tôm, để đảm bảo an toàn.

nhung sai lam thuong gap khi an tom.jpg 1

Ăn tôm cùng với các loại hoa quả chua sẽ tạo ra chất độc gây hại cơ thể

  • Bồi bổ sức khỏe bằng món từ tôm khi bị ho

Sau khi trải qua thời gian bị ốm, nhiều người cho rằng cần phải bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là đạm nên tôm trở thành lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên tôm là loài có vị tanh đặc trưng, việc ăn tôm sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc họng ( đặc biệt là vỏ tôm) gây nên tình trạng ho dai dẳng lâu ngày.

Để đảm bảo sức khỏe của chính mình, hãy đọc kĩ những lưu ý trên để lập tức thay đổi thói quen trước khi quá muộn!

icon Những sai lầm thường gặp khi ăn tôm,ăn tôm,dị ứng,ăn vỏ tôm,dinh dưỡng,sức khỏe,bị ho

Tổng hợp