Siết chặt hoạt động livestream

Thời sự   •   Thứ tư, 14/07/2021, 09:06 AM

Dự thảo nghị định của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa hoạt động livestream vào diện quản lý nhằm ngăn chặn nạn "bán hàng bằng chửi bậy", xúc phạm người khác trên mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đang triển khai lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Muốn livestream phải đăng ký

Theo Bộ TT-TT, từ khi Nghị định 72/NĐ-CP ban hành năm 2013 đến nay, các loại hình thông tin cung cấp trên mạng xã hội càng trở nên phong phú. Các loại hình báo chí không còn giữ vị trí độc tôn, người dùng dần chuyển sang các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Twitter, Instagram... để phục vụ nhu cầu giải trí, mua sắm. Tuy nhiên, sự phát triển của mạng xã hội bộc lộ những hạn chế, bất cập, trong đó có hoạt động livestream tràn lan trên mạng.

3-hinh-cot-3-16261920413241759027088

Trên thực tế, nhiều cá nhân bán hàng online sử dụng hình thức livestream như một công cụ hữu hiệu để quảng cáo sản phẩm, giới thiệu hàng hóa với người mua và "chốt đơn" bán hàng ngay trong quá trình phát trực tiếp. Khi livestream bán hàng trở nên phổ biến thì nạn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu kém chất lượng cũng biến tướng theo. Thậm chí, không ít nghệ sĩ lợi dụng tên tuổi của mình để livestream bán hàng "nhái", giả nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài để trục lợi bất chính.

Để siết chặt hoạt động livestream, trong dự thảo Nghị định, Bộ TT-TT đề xuất các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Với các trang web, ứng dụng cung cấp dịch vụ nội dung có từ 100.000 người truy cập thường xuyên mỗi tháng phải thông báo, xác nhận thông báo hoạt động với Bộ TT-TT.

Đối với các tài khoản Facebook, YouTube có lượt theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên, phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT-TT (có biểu mẫu kèm theo dự thảo). Còn các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài có lượt theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người, chỉ phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT-TT khi muốn sử dụng dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu.

Như vậy, chỉ các tài khoản đã đăng ký thông tin với cơ quan quản lý nhà nước mới được sử dụng hình thức livestream. Trong khi đó, hiện nay, các tài khoản Facebook, YouTube đều có thể phát trực tiếp hoặc có doanh thu khi đáp ứng các điều kiện của các mạng xã hội, mà không cần quan tâm đến các điều kiện khác.

Hoạt động livestream bán hàng ngày càng phổ biến

Loại bỏ "bán hàng bằng chửi bậy"

Luật sư (LS) Bùi Đình Ứng (Đoàn LS TP Hà Nội) cho rằng việc siết hoạt động livestream là cần thiết, phải thực hiện sớm khi hoạt động này đang bùng nổ và gây ra không ít hệ lụy. Theo LS Ứng, với việc thả nổi hoạt động livestream như hiện nay, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể "phát trực tiếp" trên mạng xã hội thì thứ gì cũng được mang lên mạng, không chỉ bán hàng gian, hàng giả mà còn nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là hành vi làm nhục, xúc phạm người khác. "Với quy định mới, cơ quan quản lý không cấm livestream, mà yêu cầu phải đăng ký, thông báo để phục vụ công tác quản lý, truy xét khi xảy ra các sự cố trên không gian mạng. Việc này sẽ khiến người dùng mạng tuân thủ pháp luật, ý thức hơn, trách nhiệm hơn với các nội dung phát trực tiếp" - LS Ứng phân tích thêm.

Đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT-TT) đồng tình với quy định: Chỉ cho phép các tài khoản đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT-TT mới được sử dụng dịch vụ livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu. Theo vị đại diện này, đây là quy định nâng cao trách nhiệm của các nền tảng mạng xã hội. Đối với các nội dung livestream vi phạm pháp luật, dự thảo nghị định cũng đưa ra quy định cần thiết, đó là: Phải được thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ chậm nhất là 3 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của cơ quan quản lý; trong trường hợp nội dung vi phạm nghiêm trọng thì phải gỡ bỏ ngay.

Ông Đào Đức Tiến, Giám đốc phát triển Công ty CP Thương mại máy tính An Phát, nêu quan điểm: Chúng ta không để đứng ngoài cuộc của sự phát triển về công nghệ, thương mại điện tử và việc livestream bán hàng là một phần của hướng đi này. Vấn đề là cần có khung pháp lý mới cho quản lý mạng xã hội, để hoạt động này đi vào khuôn khổ, loại bỏ việc "bán hàng bằng chửi bậy" trên mạng; từ đó cũng sẽ quản lý về chất lượng hàng hóa, tạo môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh. 

Mạng xã hội xuyên biên giới chiếm ưu thế

Theo Bộ TT-TT, đến hết tháng 6-2021, có 829 trang mạng xã hội trong nước được cấp phép nhưng số lượng mạng có từ 1 triệu người sử dụng thường xuyên trở lên chỉ chiếm dưới 5%. Mức độ ảnh hưởng và phổ biến của các mạng xã hội trong nước vẫn rất hạn chế so với mạng xã hội nước ngoài như Facebook (khoảng 65 triệu người dùng), YouTube (60 triệu người dùng), TikTok (20 triệu người dùng)... Các mạng xuyên biên giới này chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trong khi quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định xã hội, gây bất bình đẳng với DN trong và ngoài nước.

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề
Hoa bỉ ngạn trend là gì mà khiến gây sốt cộng đồng mạng?

Hoa bỉ ngạn trend là gì mà khiến gây sốt cộng đồng mạng?

Thời sự   •   29.01.2024
Trend hoa bỉ ngạn bắt đầu từ một clip ngắn được đăng tải trên mạng xã hội vào tháng 10 năm 2022. Clip có nội dung về ý nghĩa của các màu hoa bỉ ngạn
Lâm xe lăn là ai và quê ở đâu?

Lâm xe lăn là ai và quê ở đâu?

Thời sự   •   16.01.2024
Lâm xe lăn là tên thân mật của Vũ Minh Lâm, một TikToker nổi tiếng với hơn 150. 000 người theo dõi. Anh sinh năm 1998, quê ở Thanh Hoa và bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ.
Ca sĩ Hoàng Hải (Bố Gấu) có vợ chưa?

Ca sĩ Hoàng Hải (Bố Gấu) có vợ chưa?

Thời sự   •   18.11.2023
Ca sĩ Hoàng Hải, quán quân Sao Mai Điểm Hẹn năm 2006, vẫn chưa có vợ. Anh sinh năm 1982, hiện tại đã 41 tuổi. Anh từng chia sẻ rằng bản thân là người khá lười yêu đương, và hiện tại anh đang tập trung cho sự nghiệp.
Lyric lời bài hát Nhắn gió mây rằng anh yêu em Hoàng Hải

Lyric lời bài hát Nhắn gió mây rằng anh yêu em Hoàng Hải

Thời sự   •   18.11.2023
Bài hát là lời của một chàng trai đang chìm đắm trong nỗi nhớ người yêu. Anh chỉ biết nhắn gió mây rằng anh yêu em, nhớ em từng phút từng giây. Tình yêu của anh dành cho cô gái ấy là mãnh liệt và không thể phai mờ.
Chuột túi sống ở đâu và chuột túi ăn gì

Chuột túi sống ở đâu và chuột túi ăn gì

Thời sự   •   17.11.2023
Chuột túi là loài động vật có túi, là biểu tượng của đất nước Úc. Chúng sống ở các vùng đồng bằng, rừng rậm, thảo nguyên, và sa mạc ở Úc và New Guinea. Chuột túi có thể sống ở nhiều loại môi trường khác nhau, từ những khu vực khô cằn, thiếu nước đến những khu
Tết nguyên đán 2024 nên đi du lịch nước nào?

Tết nguyên đán 2024 nên đi du lịch nước nào?

Thời sự   •   17.11.2023
Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm, đây là thời điểm thích hợp để đi du lịch. Có rất nhiều quốc gia có những lễ hội, phong tục tập quán độc đáo vào dịp Tết Nguyên Đán, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.