Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ

  •   Thứ tư, 07/02/2018, 10:36 AM

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ Đậu phụ là món ăn thường xuất hiện trong bữa ăn của người Châu Á, nhất là người Việt. Vậy liệu bạn biết giá trị dinh dưỡng trong đậu phụ có bao nhiêu mà chúng được so sánh như pho mát của phương tây.

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ

Đậu phụ có giá trị dinh dưỡng và giá trị dùng thuốc rất cao. Theo lời của bác sỹ Tề Ngọc Mai, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, bệnh viện T.Ư Trung Quốc: "đậu phụ là nguồn protein thực vật tốt nhất. Trong đậu phụ có chất phytoestrogen có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh ung thư đường ruột, phòng chống bệnh tim. Ngoài ra, đậu phụ còn có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của não, thần kinh, huyết quản".

Thanh phan dinh duong cua dau phu

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ. Đậu phụ là chế phầm từ đậu nành rât giàu chất dinh dưỡng

Theo Đông y, đậu phụ có vị ngọt, tính mát, công dụng ích khí khoan dung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc.

Do vậy, ở châu Á, ngoài tác dụng là thực phẩm ra, đậu phụ còn có tác dụng như thuốc hỗ trợ phòng và trị bệnh rất hiệu quả. Khoa học hiện đại đánh giá đậu phụ dựa trên phân tích hóa học để nhận ra chúng “giàu có” như sau:

Theo thống kê thì trong 100g đậu phụ sẽ chứa:

+ Năng lượng: 76kcal

+ Carbonhydrate: 1.9mg

+ Chất béo: 4.8mg

+ Protein: 8.1mg

+ Calci: 350mg

+ Sắt: 5.4mg

+ Natri: 7mg

+Magie: 30mg

Giá trị dinh dưỡng trong đậu phụ

Protein

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của đậu phụ là protein, do vậy mà đây được coi như 'thịt không xương'. Cũng như những sản phẩm từ đậu nành khác, đậu phụ cũng chứa nhiều acid amin cần thiết.

Trong khi cơ thể người chỉ sản xuất được 14 trong số 22 loại acid amin cần thiết, còn lại phải bổ trợ qua thực phẩm. Thì trong đậu có đủ cả 8 loại acid cần bổ trợ.

Cholesterol tốt cho tim mạch

Đậu phụ là một chế phẩm từ đậu nành cũng có tác dụng giảm cholesterol xấu như đậu nành.

Do vậy mà nó rất tốt cho những người bị bệnh về tim mạch cũng như rất tốt để phòng ngừa một số bệnh về tim mạch.

Thế nên cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ đã chấp thuận cho các nhà chế biến được giới thiệu là các sản phẩm này có giá trị trong việc làm giảm nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và duy trì sức khỏe cho con người.

Isoflavones

Isoflavones là một chất hoạt động tương tự như estrogen, một hormone nữ tự nhiên. Chất này có thể giúp duy trì sự cân bằng estrogen cho cơ thể người phụ nữ giảm các triệu chứng loãng xương.

Mỗi ngày con người cần khoảng 50mg isoflavones, tương đương 30g đậu hạt, 1ly sữa đậu, ½ miếng đậu phụ bình thường.

Thanh phan dinh duong cua dau phu 1

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ. Đậu phụ chứa isoflavones giúp ngừa loãng xương ở phụ nữ

Chất chống oxy hóa

Vì trong đậu có selen, là chất có thể chống lại sự sản sinh các gốc tự do nên chúng có thể chống lại sự oxy hóa một cách hiệu quả. Do vậy mà đậu phụ còn được biết như một thực phẩm có tác dụng làm đẹp rất tốt.

Cảnh giác đậu phụ không đảm bảo chất lượng

Dù đậu phụ có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể những bạn cũng đừng lạm dụng thực phẩm này quá. Do trong đậu phụ có chứa chất papomin. Mặc dù chất này có thể chống xơ cứng động mạch nhưng cũng có thể đẩy mạnh sự bài tiết lod trong cơ thể. Bởi vậy nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì cơ thể rất dễ thiếu lod.

Cần phải cảnh giác hơn với các loại đậu phụ trên thị trường. Nhiều cơ sở đã quá lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ săn chắc và tăng năng suất. Những chiếc đậu càng vàng, trông chắc mịn nhưng khô cứng thì càng nhiều nguy cơ dùng thạch cao – một chất gây ngộ độc cho cơ thể.

Một số bệnh không nên ăn đậu phụ

Về cơ bản đậu phụ vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra khi con người quá lạm dụng món thực phẩm này.

Đậu làm mất cân bằng nội tiết

Giáo sư Jill Schneider (Khoa Sinh học, ĐH Lehigh, Pennsylvania, Mỹ) đã nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng isoflavones làm gia tăng đáng kể tình trạng dạy thì sớm ở động vật gặm nhấm.

Chính vì vậy nói rằng nuôi trẻ em bằng đậu phụ và các sản phẩm từ đậu chẳng khác nào cho trẻ em dùng thuốc bổ sung nội tiết tố.

Theo bác sỹ Victoria Anisman (chuyên điều trị chăm sóc trẻ em ở Mỹ) thì nhiều nam giới khi tiêu thụ nhiều đậu phụ hay các sản phẩm từ đậu nành đã sinh ra thừa chất tương tự hormone nữ.

Điều này gây ức chế hoạt động của hormone nam và làm nên chứng hói đầu, phì đại tuyến tiền liệt.

Còn ở một số phụ nữ nếu lạm dụng đậu thì dễ có những cơn đau kinh nguyệt nhiều hơn.

Bên cạnh đó các nhà khoa học ĐH Illinois (Chicago, Mỹ) còn đưa ra nhận định rằng: "isoflavones không có lợi cho những phụ nữ đang điều trị ung thư vú. Chúng có thể kích thích sự gia tăng khối u vú. Như vậy, đậu phụ có thể tốt cho những người trong độ tuổi trưởng thành nhưng chưa có nguy cơ ủ bệnh".

Kìm chế dung nạp sắt

Những người bị thiếu máu do sắt hay những người đang uống bổ sung viên sắt thì không nên dùng nhiều đậu phụ. Nguyên nhân là do trong đậu phụ chứa nhiều protein thực vật, những chất này sẽ kìm chế sự hấp thu sắt và gây khó tiêu. Do vậy với những người này mỗi lần chỉ nên ăn 100g đậu là tốt nhất.

Không tốt với bệnh sỏi thận

Trong những thực phẩm được khuyến cáo không tốt với những người bệnh sỏi thận thì có gạo và đậu phụ. Nguyên nhân là do chúng chứa oxalate. Do vậy mà với những người có vấn đề về thận thì nên hạn chế món ăn này.

Thanh phan dinh duong cua dau phu 2

Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ. Đậu phụ không thích hợp với những người bị sỏi thận do chứa oxalate. 

Nguy cơ dị ứng

Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã xếp đậu (đậu phụ, các sản phẩm từ đậu nành) là một trong 8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là với trẻ nhỏ.

Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp hoàn hảo nhất

- Đậu phụ và cá: Đậu phụ giàu protein thiếu methionine và lysine, cá thiếu lactamine. Đậu phụ và cá cùng kết hợp sẽ bổ sung cho nhau, thành phần protein tạo ra càng hợp lý, giá trị dinh dưỡng càng cao.

- Đậu phụ và rong biển: Phòng tránh thiếu I -ốt: Thành phần phytoestrogens trong đậu phụ có lợi cho việc “đốt cháy” chất béo, ngăn chặn phát sinh xơ cứng động mạch nhưng dễ gây ra thiếu I- ốt, ăn cùng với rong biển có thể tránh được vấn đề này.

- Đậu phụ và củ cải – Phòng tránh tiêu hoá không tốt: Protein thực vật trong đậu phụ phong phú nhưng ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu hoá không tốt. Củ cải có chức năng trợ giúp tiêu hoá, ăn cùng củ cải có thể loại trừ được nhược điểm này.

- Đậu phụ kết hợp với lòng đỏ trứng gà giúp tăng sự hấp thụ canxi: Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D khi kết hợp với hàm lượng canxi có trong đậu phụ sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn.

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ là rất cao và thích hợp ăn vào mùa xuân và mùa hè. Do đây là 2 mùa của chứng nóng gan nên đậu phụ là một thực phẩm rất tốt. Nó có tác dụng bổ khí, thanh nhiệt, hạ hoả, có thể giải khát, giải rượu…

Như vậy là chúng ta đã có những kiến thức về dinh dưỡng trong đậu phụ. Từ nay có thể sử dụng đậu phụ thông minh nhất để đem lại sức khỏe toàn diện cho cơ thể.

icon Thành phần dinh dưỡng của đậu phụ,Giá trị dinh dưỡng trong đậu phụ,Cảnh giác đậu phụ không đảm bảo chất lượng,Một số bệnh không nên ăn đậu phụ,Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp hoàn hảo nhất,đậu phụ,bánh đậu,giá trị dinh dưỡng,thành phần dinh dưỡng

Tổng hợp