Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không

  •   Thứ ba, 11/05/2021, 15:03 PM

Trẻ con bị ho có nên cho ăn cháo thịt lươn không? Quan niệm dân gian cho rằng lươn tanh sẽ thêm gây ho nhưng không có bằng chứng khoa học nào về điều này. Thực tế, lươn là thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho trẻ ốm yếu, nếu nấu cháo lươn cho trẻ thì trẻ cũng dễ ăn.

Mới đây, rất nhiều người hỏi về việc có nên cho trẻ bị ho ăn cháo lươn. Ngày 11/05/2021, anh Ninh Tuấn T. tại Nghệ An đã cho con mình ăn cháo lươn khi cháu bị ho. Vì việc này, bà nội và bà ngoại của cháu đều không đồng tình với anh vì cho rằng lươn tanh sẽ gây ho.

Câu chuyện gia đình nhà anh T. là điển hình cho nhiều gia đình nuôi con nhỏ hiện nay. Thực tế, các quan niệm dân gian đã tồn tại từ rất lâu và được truyền miệng. Hiện nay khoa học phát triển đã lí giải có căn cứ hơn. Chưa có bằng chứng khoa học nào về đồ tanh gây ho. Mặt khác, không chỉ lươn tanh mà các loài khác sống dưới nước cơ bản đều tanh. Chẳng nhẽ con ốm ho lại không được ăn cháo lươn, cháo tôm, cháo cá....?

Trẻ bị ho có được ăn lươn và đồ tanh không?

Ho là một phản ứng hết sức tự nhiên của con người. Đây là cách giúp đẩy các dị vật, đờm... ra khỏi đường hô hấp giúp hoạt động hô hấp trở nên bình thường, không ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp. Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị ho do thay đổi thời tiết hoặc do một số bệnh lý về đường hô hấp. Bởi vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ bị ho đặc biệt được cha mẹ quan tâm.

Tre bi ho co nen an thit luon khong chao luon co gay ho khong

Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không, trẻ con bị ho không cho ăn lươn là quan niệm dân gian

Khi trẻ bị ho, vấn đề thực phẩm cung cấp cho trẻ rất được chú ý. Trẻ bị ho thì không nên cho ăn đồ tanh là quan niệm niệm dân gian được truyền lại từ rất nhiều đời nay. Theo quan niệm đó, cha mẹ thường kiêng không cho trẻ ăn tôm, cua, cá, mực, ốc, sò... và các thực phẩm chiên xào dễ gây nóng.

Cũng giống như các loại thực phẩm trên, lươn là loại thức ăn có vị rất tanh nên không được các bậc cha mẹ không sử cho con ăn. Nhiều người cho rằng, cho con ăn các món ăn từ lươn khi bị ho có thể khiến bé ho nhiều hơn, cơn ho kéo dài, nóng trong và ảnh hưởng đến phổi.

Mặt khác, có quan niệm cho rằng bề ngoài của lươn có nhiều nhớt nên khi trẻ đang bị ho ăn lươn sẽ dễ phát sinh nhiều đờm, tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nhưng, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào chứng minh điều trên.

Theo các thầy thuốc dân gian, các loại thực phẩm trên có có tính thanh dễ khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị kích thích làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Đồng thời khiến các cơn ho dữ dội và kéo dài nhiều ngày hơn.

tre bi ho co an chao luon duoc khong

Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không, khoa học hiện đại chứng minh trẻ con ăn lươn không gây nguy hại cho sức khỏe khi bị ho

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh ăn lươn hay ăn đồ tanh không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ khi bị ho. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm.

Bởi lẽ, khi bị ho các loại vi khuẩn gây hại có cơ hội tấn công cơ thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, đây phải là thời điểm trẻ cần được bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cao để tăng cường sức đề kháng. Lươn hay hải sản là những thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa  và giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ cực tốt.

Tính tanh của các loại thực phẩm này không làm cho tình trạng ho trở nên nghiêm trọng khi cha mẹ biết cách chế biến hợp lý. Theo đó, khi làm cha mẹ chỉ cần loại bỏ xương vỏ để tránh gây ngứa, rát ở cổ họng cho trẻ. Ngoài ra, một số trẻ bị dị ứng hải sản hoặc lươn thì cha mẹ có thể thay bằng các loại thực phẩm khác.

Giá trị dinh dưỡng của lươn cung cấp cho trẻ khi bị ho

Với những phân tích trên có thể thấy, lươn là loại thực phẩm an toàn đối với trẻ nhỏ bị ho. Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, lươn là một trong những mó ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng là một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều bệnh.

Các nghiên cứu chỉ ra, trong thịt lươn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D. Đây đều là những khoáng chất, vitamin cần thiết đối sức khỏe trẻ nhỏ, nhất là thời điểm sức đề kháng bị suy giảm.

tre bi ho sot an chao luon hay chao gi

Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không, thịt lươn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ

Y học cổ truyền có nói, lươn là loại thực phẩm có tính ôn, vị ngọt. Ăn thịt lươn giúp bổ dưỡng khí, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệ, an thần. Các món ăn từ thịt lươn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp, liệt thần kinh mặt, thận hư, đau lưng...

Khi được sơ chế sạch và chế biến đúng cách, các món ăn từ lươn sẽ cực kỳ tốt đối với người thiếu máu, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, mới ốm dậy. Đặc biệt, trẻ con bị ho hoàn toàn có thể ăn các món ăn được chế biến từ thịt lươn.

Trong trường hợp trẻ bị ho do thời tiết, ho cảm cúm... thì cha mẹ có thể thoải mái cho trẻ ăn các món ăn từ lươn hoặc tôm, cua cá. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ lưu ý,  cha mẹ không nên cho trẻ ăn lươn khi trẻ bị ho do hen suyễn hoặc bị dị ứng đồ tanh.

Một số trẻ nhỏ bị ho thường kèm theo sốt hoặc bị tiêu chảy có đờm, nhớt và máu thì mẹ nên cho ăn các món ăn từ lươn. Món ăn tốt nhất để chứa chứng bệnh này là món lươn rang. Món này mẹ có thể cho trẻ ăn hàng ngày cùng cơm nóng.

tre bi ho co kieng chao luon khong

Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không, cha mẹ cần xử lý lươn sạch sẽ trước khi làm thức ăn cho trẻ để loạn bỏ hết vi khuẩn độc hại

Tuy nhiên, vì lươn là động vật sống dưới bùn lầy nên không tránh khỏi các loại ký sinh trung. Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần chế biến, đun nấu lươn ở nhiệt độ cao để các loại ấu trùng ký sinh tiêu diệt sạch.

Trước khi cho trẻ ăn cha mẹ cần nấu nhừ hoặc hấp cách thủy để đảm bảo lươn được chín kỹ. Đặc biệt, chỉ nên làm lươn còn sống, không nên chế biến lươn đã chết. Bởi trong lươn có chứa chất Histidine tốt cho cơ thể. Nhưng khi lươn chế, chất này sẽ chuyển hóa thành chất độ gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Trẻ bị ho nên ăn cháo gì?

Trẻ ho có thể ăn cháo hành tây giúp diệt khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu, hành tây có chứa nhiều phytoncide, có tác dụng tương tự như allicin. Tức là nó có tính kháng khuẩn mạnh, do đó hiệu quả tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.Coli và Salmonella rất cao.

Vì vậy, từ lâu người phương Tây đã dùng hành tây làm vị thuốc chữa bệnh ho. Trong đó Mỹ là quốc gia đã dùng hành tây để điều trị cảm cúm và cảm lạnh trong nhiều thế kỷ. Thậm chí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công nhận hành tây giúp chữa bệnh ho, giảm tắc nghẽn, giảm viêm phế quản và viêm đường hô hấp hiệu quả.

Còn theo Đông y, hành tây tính nóng, có tác dụng sát khuẩn và chống nhiễm khuẩn, trị ho, hỗ trợ tiêu hoá, trị giun. Ngoài ra, hành tây còn được dùng ngoài để làm dịu và tan sưng, sát khuẩn, chống đau, xua muỗi…

Ăn hành tây không chỉ giúp giảm béo, ổn định cholesterol, chữa được viêm tai, mà còn giảm được các cơn đau ở ngực, chữa ho, cảm… hiệu quả.

Nguyên liệu: 1/2 củ hành tây, 1/2 bát gạo nhỏ

Cách nấu:

- Gạo vo sạch sau đó đổ một lượng nước vừa đủ để nấu cháo không cần cho gia vị.

- Hành tây bóc vỏ và rửa sạch sau đó băm nhỏ.

- Khi cháo đang sôi, thả hành tây đã băm vào và khuấy đề khoảng 5 phút cho hành chín hết mùi hăng rồi tắt bếp.

Nên cho bé ăn khi còn nóng ấm, mỗi lần ăn một chén nhỏ (ngày 2-3 chén) sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Trẻ ho ăn cháo tía tô rất tốt

Tía tô là loại rau gia vị thuộc họ Hoa môi (danh pháp khoa học Lamiaceae). Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm, thường được dùng để ăn kèm với một số thực phẩm có tính lạnh hoặc dùng để nấu canh, xào hoặc chế biến thành trà.

Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tác dụng tán phong hàn, hóa đờm, lý khí, phát biểu (làm ra mồ hôi) và an thai. Vì vậy dược liệu này thường được dùng để chữa ho, kích thích tiêu hóa và cải thiện chứng cảm mạo ở phụ nữ mang thai, người trưởng thành và cả trẻ nhỏ.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu hiện đại, nước sắc từ lá tía tô còn có tác dụng kích thích ra mồ hôi, giải cảm và giảm sốt. Bên cạnh đó hoạt chất trong tía tô còn có khả năng chống co thắt cơ trơn và giảm dịch tiết của phế quản, từ đó làm giảm đờm, cải thiện chứng ho và thở khò khè.

Tinh dầu và mùi thơm đặc trưng của thảo dược này còn có thể giảm buồn nôn, cải thiện chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng giúp giảm chứng chán ăn và chậm lớn ở trẻ.

Nguyên liệu: 15 đến 20 lá tía tô, một nắm gạo.

Cách nấu:

- Rửa sạch lá tía tô, sau đó cho vào nồi đổ một lượng nước vừa phải vào sắc.

- Đun đến khi nước cạn còn một nửa thì chắt lấy nước rồi dùng nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc. Ngày cho bé ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối.

Cháo tỏi là một dạng kháng sinh thực vật tốt cho trẻ bị ho

Tỏi xuất hiện trong các căn bếp Việt như một thứ gia vị cổ truyền, làm tăng sự hấp dẫn và hương vị của các món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bệnh ho hiệu quả được nhiều người áp dụng.

chao toi giup chua ho cho tre het ho

Theo đó, trong tỏi có vị cay nồng, tính ấm giúp đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giúp thân nhiệt tăng nên được sử dụng để chữa bệnh cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm phế quản,… Cụ thể như sau:

- Hoạt chất Allicin: Tương tự như một kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giảm ho, sổ mũi đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Diallyl Sulfide: Cũng được biết đến với tác dụng tương đương như một loại kháng sinh. Diallyl Sulfide giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tế bào ung thư biến tính và đẩy lùi tác nhân gây bệnh tim mạch.

- Ajoene: Có đặc tính chống oxy hóa cao tạo thành hàng rào bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây ho, sổ mũi bảo vệ cơ thể trẻ tốt hơn.

Nguyên liệu: Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu:

- Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín.

- Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo.

- Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được.

Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn. Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no dễ bị nôn trớ.

Cháo gừng chữa ho cho trẻ

Theo y học cổ truyền, gừng tươi (sinh khương) có tác dụng làm ấm phế quản, hạ sốt, chống buồn nôn, sổ mũi, cũng như giảm ho. Bởi vậy gừng thường được người dân sử dụng để chữa bệnh ho do cảm lạnh, cảm cúm cũng như các bệnh lý hô hấp khác.

Thành phần quan trọng nhất trong thảo dược này là Gingerol - có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt hoạt chất này có khả năng chống lại virus RSV (Respiratory syncytial virus) hay còn gọi vi rút hợp bào hô hấp. Mẫu vi rút này là nguyên do dẫn tới chứng cảm lạnh, cảm cúm và một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Nguyên liệu: 1 củ gừng, 5 cây hành lá, 1 thìa giấm gạo, 1 nắm gạo vừa

Cách nấu:

- Rửa sạch gừng và hành lá, sau đó thái gừng thành sợi nhỏ, hành lá thái nhỏ.

- Vo sạch gạo và đổ nước vào nấu thành cháo đến khi cháo sôi cho gừng, hành và giấm vào đun trong 10 phút ngắt bếp là ăn được.

Trẻ bị ho kiêng ăn gì

Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đồ lạnh: Sở thích của các bé là ăn kem và uống nước lạnh, nhưng bố mẹ phải nghiêm khắc với trẻ trong tình trạng đang ho không được ăn uống đồ lạnh. Nhiều trường hợp trẻ bị ho và sử dụng đồ lạnh đã dẫn đến ảnh hưởng nặng tới phổi và phế quản của bé.

Bánh kẹo ngọt: Mặc dù bắt một đứa trẻ nhịn ăn bánh kẹo là điều không thể tuy nhiên phụ huynh nên hạn chế tối đa cho bé ăn các loại đồ ngọt. Bánh kẹo ngọt sẽ dễ gây kích ứng với cổ họng, đờm đọng,... dẫn tới tình trạng ho của bé lâu thuyên giảm.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Hầu hết đồ ăn chúng ta nấu hàng ngày chứa lượng dầu mỡ khá cao vì vậy bố mẹ cũng nên giảm tối đa lượng dầu mỡ trong thức ăn của trẻ khi trẻ đang bị ho.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên cho trẻ kiêng ăn hải sản, các loại hạt dưa, hạt bí, đậu phộng,…

Trẻ bị ho có nên kiêng tắm không?

Bị ho kiêng gì? Có nên cho trẻ kiêng tắm hay không?... Rất nhiều bậc phụ huynh khó xử trong việc chăm sóc trẻ khi trẻ đang bị ho, bị cúm. Có những quan điểm cho rằng khi trẻ bị ho thì nên cho trẻ kiêng tắm, gội để tránh tình trạng trẻ bị cảm lạnh và ho sẽ nặng hơn.

Ý kiến này không hoàn toàn sai, vì khi bố mẹ cho trẻ tắm ở những nơi không kín gió hoặc tắm với nước quá lạnh sẽ không tốt cho quá trình thuyên giảm ho của trẻ hay thậm chí sẽ khiến trẻ bị ho nặng hơn. Vậy làm thế nào để bạn vẫn có thể giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ trong khoảng thời gian này mà vẫn không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé?

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, việc tắm nước ấm nóng sẽ giúp cơ thể sạch sẽ hơn so với việc tắm nước lạnh. Hơn thế nữa, tắm nước ấm cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái, nhẹ dịu hơn, kích thích mồ hôi tiết ra giúp giảm thiểu cơn sốt, cơn ho,...

tre bi ho van nen tam chu khong kieng tam vi tam giup tre thoai mai do ho hon

Nên cho trẻ tắm trong phòng tắm kín, tránh gió độc hại lùa vào gây nên kích thích tới hệ hô hấp của trẻ, tình trạng ho có thể sẽ nặng hơn. Sử dụng khăn tắm để lau người khô cho trẻ sau khi tắm, tránh để cơ thể trẻ còn dính nước mà bố mẹ đã vội mặc quần áo cho trẻ. Không nên cho trẻ mặc đồ quá dày, tránh việc mồ hôi không thoát ra được sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh.

Ho không nên kiêng tắm nhưng bố mẹ cũng không nên cho trẻ tắm, ngâm mình quá lâu trong nước. Ngoài ra, Bạn cũng có thể sử dụng thêm gừng hay các loại tinh dầu như Khuynh Diệp, Tràm cũng sẽ giúp tình trạng ho của bé giảm đi rất nhiều. Bố mẹ nên pha gừng, tinh dầu loãng vào nước tắm của trẻ chứ không được dùng trực tiếp nên da bé, nếu không da bé có thể sẽ bị tổn thương.

icon Trẻ con bị ho có nên cho ăn thịt lươn không,thịt lươn,trẻ con bị ho,ho

Tổng hợp