Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không

  •   Thứ ba, 07/11/2017, 10:41 AM

Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không? Chín mé là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở ngón tay hoặc ngón chân. Đây là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất có thể do xước móng tay, do gai hoặc do bị vấp ngã...

 Chín mé là gì?

Thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, cắn móng tay, đi giầy cao gót, chơi thể thao quá sức, hoặc mắc bệnh HIV... là những nguyên nhân dễ gây ra bệnh chín mé nhất.

Theo đông y

Một số sách đông y có ghi chép, bệnh chín mé được gọi là "xà đầu đinh" (tức là loại đinh nhọt có hình đầu rắn). Thực chất nó là hiện tương tổ hợp da đầu ngón tay hoặc ngón chân bị viêm, mưng mủ cấp tính.

Tu nhien bi chin me co ng

 

Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không, chín mé chính là bệnh xà đầu đinh

Ban đầu bệnh chỉ gây đâu nhói ở đầu ngón tay. Sau đó hiện tượng này tăng dần thành những trận đau nhức khó chịu, thậm chí xuất hiện hiện tượng xưng tấy.

Trường hợp bị viêm nhiễm nặng thường xuất hiện kèm theo các hiện tượng sốt, sợ lạnh, chán ăn, người khó chịu. Khoảng vài ngày sau xuất hiện mưng mủ, vỡ ra xuất hiện dịch vàng, đặc quánh.

Các thầy thuốc đông y thường điều trị bệnh chín mé bằng một số loại cây lá có sẵn trong vườn để giảm đau và tiêu viêm.

Theo y học hiện đại

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chín mé (viêm mủ đầu ngón tay, ngón chân) là tình trạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở cạnh mé ngón chân hoặc ngón tay. Đây là căn bệnh ngoài ra có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh xuất hiện do vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng gây ra. Bệnh chín mé khá dễ chữa trị. Tuy nhiên, nếu người bị bệnh không biết cách vệ sinh có thể khiến bệnh nguy hiểm hơn, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị tàn tật.

Nguyên nhân gây bệnh chín mé thường xuất hiện do việc làm móng, sơn móng. Đây là trường hợp thường gặp do việc làm móng dễ làm xước da, gây tổn thương vùng da quanh móng tay. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết thương nhỏ hoặc phát triển từ viêm quanh móng cấp tính.

Tu nhien bi chin me co ng

 

Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không, bệnh chín mé sẽ trở nên nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm

Bệnh chín mé có tên khoa học là Panaris. Khi tác nhân tụ cầu khuẩn vàng xâm nhập vào mé chân sẽ khiến kẽ chân xưng tấy đỏ, sau gần 1 tuần ngày sẽ xuất hiện mủ trắng. Khi bị bệnh chín mé người bệnh thường cảm thấy đau nhức, buốt chân. Đặc biệt, không thể đeo được các loại giầy dép cao gót, mũi nhọn...

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp chỉ ra, vi khuẩn gây bệnh chín mé phát triển cực mạnh khi người bệnh thường xuyên ra mồ hôi tay, chân. Khi đó bụi bẩn, vi khuẩn rất dễ xâm nhập.

Hơn nữa, bệnh chín mé trở nên nguy hiểm một phần là do ý thức chủ quan của người bệnh, đó là thái độ xem thường. Thông thường, người bệnh hay nghĩ, chín mé là bệnh đơn giản, có thể tự lành sau  2,3  ngày. Chín mé không cần phải tới bệnh viện cũng không cần phải điều trị bằng thuốc.

Thế nhưng, dưới góc độ y học hậu quả chín mé để lại cho người bệnh là hết sức nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất, chín mé làm mất đi chức năng hoạt động của bàn tay, bàn chân. Đối với người lao động, tình trạng này làm mất khả năng lao động, đây là thiệt thòi lớn cho họ.

Biểu hiện của bệnh chín mé

Bệnh chín mé thường phát triển trải qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Mới bắt đầu xưng tấy ( 1- 3 ngày đầu). Khi đó ở chỗ đầu ngón tay hoặc ngón chân có vết thương hở xuất hiện hiện tượng sưng phồng, tấy đỏ, ngứa. Đến ngày thứ 3 xuất hiện hiện tượng đau nhức, khó chịu. Lúc này ngón tay hoặc ngón chân bắt đầu cứng lại, rất khó cứ động.

Giai đoạn 2: Từ gày thứ 4 - ngày thứ 7, bệnh chín mé bắt đầu lan tỏa rộng ra xung quang khu vực bên cạnh đầu ngón tay hoặc ngón chân. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, tê buốt. Cảm giác này sẽ càng khó chịu nếu người bệnh cố gắng đi giầy chật, giầy mũi nhọn tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Giai đoạn này có thể xuất hiện thêm hiện tượng sốt nhẹ.

Tu nhien bi chin me co nguy hiem khong (2)

 

Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không, nếu không chữa chín mé kịp thời có thể ảnh hưởng đến xương khớp

Giai đoạn 3: Mủ trắng bắt đầu hình thành, khu vực chín mé sưng đỏ. Ở giai đoạn này nếu người bệnh không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm xương, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết.

Chín mé là một loại bệnh dễ nhận biết, tuy nhiên một số người bệnh vẫn thường nhầm lẫn bệnh chín mé với bệnh tổ đỉa, viêm cấp quanh móng. Bởi vậy, để bệnh không gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến cơ sở y tế để khám xét để có biện pháp điều trị hợp lý.

Các loại chín mé có thể gặp

Chín mé nông

Chín mé nông là hiện tượng những người bị chín mẹ nhẹ, thường là tổn thương ở khu vực bên ngoài. Khi đó bề  mặt da thường xuất hiện màu đỏ ưng, sưng tấy.

Tu nhien bi chin me co ng

 

Chín mé nông là dạng chín mé nhẹ nhất. Vì vậy, người bệnh có thể tự điều trị bệnh tịa nhà bằng cách sử dụng oxy già, bôi cồn, hoặc chườm nước nóng. Nếu điều trị đúng cách, mủ sẽ không xuất hiện, lớp da bị ửng đỏ sẽ dịu lại.

Để bảo vệ vùng chín mé không tiếp tục bị nhiễm khuẩn, người bệnh có thể sử dụng ago dán khu vực bị chín mé lại. Mỗi tối trước khi đi ngủ người bệnh có thể rửa lại bằng nước muối loãng.

Chín mé dưới da

Chín mé dưới da được xem là loại chín mé có khả năng tiến sâu vào bên trong thịt. Nhưng loại chín mé này chỉ xuất hiện ở phần đầu ngón tay. Song thường gặp nhất là ở khu vực ngón cái và ngón trỏ.

Tu nhien bi chin me co ng

Tu nhien bi chin me co ng

Vi khuẩn gây bệnh chín mé có thể ăn sâu vào bên trong các mô mỡ dưới da khiến cho da tay xưng đỏ, căng mọng rất khó chịu. Khi đó, người bệnh thường có cảm giác đau giật, mất ngủ. Sau từ 3 - 5 ngày khu vực chín mé bắt đầu hình thành mủ.

Trường hợp này không thể sử dụng thuốc được mà phải nhờ đến các cuộc tiểu phẫu để lấy đi vùng mủ trắng và sát trùng. Loại chín mé này rất dễ khiến người bệnh mắc bệnh viêm xương nếu không được điều trị kịp thời.

Chín mé sâu

Đây là hiện tượng biến chúng của loại chín mé dưới da. Nếu trường hợp này không được làm tiểu phẫu kịp thời có thể gây ra bệnh viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch gân gấp.

Tu nhien bi chin me co ng

 

Khi đó, nếu đi chụp X quang có thể nhìn thấy ảnh viêm xương. Xương của người bệnh sẽ xuất hiệ các  mảnh xương chết. Ở giai đoạn này để điều trị dứt điểm bệnh phải mất từ 2 - 3 tháng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải cắt cả đốt xương, nhưng vẫn giữ lại được phần gân, cơ, da.

Cách xử lý khi bị chín mé

Có rất nhiều cách để điều trị triệt để chín mé bằng cả bài thuốc dân gian và bằng các biện pháp của y học hiện đại:

- Cách chữa chín mé đơn giản tại nhà

Nếu bị chín mé ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể sử dụng một ít lá táo xanh, đem về rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng khoảng 15 phút.

Sau đó để lá táo ráo nước, cho vào giã nát cùng một chút muối trắng. Tiếp đó đặt lá táo đã giã lên vùng chân bị chín mé. Người bệnh nên làm cách này trong 2 ngày liên tục khi vừa lên chín mé để đạt hiệu quả cao nhất.

Tu nhien bi chin me co ng

 

Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không, là táo là cách chữa chín mé nhanh chóng, hiệu quả

Mặt khác, người bị chín mé cũng có thể làm cách tương tự với lá đu đủ bánh tẻ. Đắp trong khoảng 2 - 3 hôm hiện tượng chín mé sẽ giảm hẳn.

- Cách chữa chín mé theo y học hiện đại

Ở trường hợp, người bệnh mới bị chín mé có thể sử dụng oxy già, thuốc tím pha loãng để vệ sinh sạch sẽ khu vực bị chí mé. Bên cạnh đó có thể sử dụng mỡ kháng sinh axit fusidic thoa vào vùng bị chín mé. Mặt khác, có thể uống thêm thuốc kháng sinh chống viêm để đảm bảo an toàn cho vùng bị chín mé.

Trong trường hợp, người bị chín mé từ 4 ngày trử nên thì nên đến cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm, chụp X quang để xem tình trạng bệnh ở giai đoạn nào. Từ đó mới có biện pháp xử lý hợp lý.

icon Tự nhiên bị chín mé có nguy hiểm không,chín mé,chín mé nông,chín mé sâu,chín mé dưới da

Tổng hợp